Cây mè – cây vừng

MỤC LỤC

Tên gọi

  • Tên khoa học: Sesame
  • Danh pháp khoa học: Sesamum indicum
  • Họ Vừng: Pedaliaceae

cây mè

Cây mè

Đặc điểm của cây mè

  • Thân cây mè thuộc thân thảo, hình có 4 cạnh. Cây mè cao khoảng 60-100cm. Chủ yếu vào giống, cây mè có khoảng 2-6 cành, và cành mọc từ các nách lá ở dưới, gần gốc.
  • Lá cây mè mọc cách trên thân, cành và là lá đơn. Phiến lá thường có lông và có chất nhày.
  • Rễ cây mè là rễ cọc, rễ chính ăn sâu. Cây mè có khả năng chịu hạn rất tốt vì rễ cái ăn sâu.

hoa cây mè

Hoa cây mè

  • Hoa cây mè thuộc hình chuông, cuống hoa ngắn, tràng hoa gồm 5 cánh hợp thành hình chuông.
  • Quả vừng là quả nang, chứa nhiều hạt. Mỗi chùm hoa, có thể mang được 4-5 quả. Vỏ quả thường có lông và đó cũng là đặc điểm phân biệt giống.

quả cây mè

Quả cây mè khi còn non

  • Hạt cây mè: là hạt song tử điệp, hạt rất nhỏ.

hạt mè

Hạt mè

Các loại sâu bệnh hại trên cây mè

Các loại sâu hại thường gặp trên cây mè:

  • Sâu gai
  • Sâu xám
  • Rệp
  • Sâu đục thân
  • Bọ xít

Các loại bệnh hại thường hặp trên cây mè:

  • Bệnh đốm khô
  • Bệnh héo khô
  • Bệnh phấn trắng
  • Bệnh thán thư

bệnh phấn trắng trên cây mè

Bệnh phấn trắng trên cây mè

Tác dụng của hạt vừng

  • Giảm huyết áp: theo nghiên cứu cho thấy các loại dầu tự nhiên của hạt vừng có khả năng làm giảm sự căng thẳng trên hệ thống tim mạch, giúp phòng chống bệnh cao huyết áp, và các bệnh tim mạch.
  • Ngăn ngừa ung thư: hàm lượng khoáng chất và vitamin thiết yếu trong hạt vừng rất cao có khả năng phòng chống ung thư rất tốt. Ngoài ra, chất phytate trong hạt vừng có tác dụng làm giảm sự phát triển của các gốc tự do, chống oxy hóa hiệu quả.
  • Phòng chống bệnh tiểu đường: nghiên cứu chỉ ra rằng nếu ăn hạt vừng thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
  • Giúp xương chắc khỏe: hàm lượng kẽm, canxi, phốt pho trong hạt vừng có tác dụng làm xương chắc khỏe hơn.
hạt vừng
Hạt vừng
  • Tốt cho tiêu hóa: hàm lượng chất xơ trong hạt vừng giúp tiêu hóa hiệu quả hơn, và kích thích sự chuyển động peristaltic khi thực phẩm di chuyển qua ruột trơn. Những ai bị táo bón nên ăn nhiều hạt vừng mỗi ngày sẽ giảm đáng kể.
  • Kháng viêm: ăn vừng có khả năng làm giảm viêm ở khớp, xương và cơ do trong hạt vừng có chứa hàm lượng đồng rất cao.
  • Cải thiện sức khỏe răng miệng: ăn vừng thường xuyên sẽ giúp bảo vệ răng miệng rất hiệu quả vì dầu hạt vừng làm giảm sự hiện diện của vi khuẩn Streptococcus, một loại vi khuẩn thông thường có thể tàn phá các khoang miệng và các bộ phận khác của cơ thể.

Có thể bạn quan tâm:

Cây dứa – Cây thơm

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty  Cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội

Hotline: 024 3640 8795

Website: eminhatban.vn

Tham khảo các thông tin khác về nông nghiệp, bà con truy cập: https://www.facebook.com/eminhatban